6 KHÍA CẠNH BẠN NÊN BIẾT VỀ OCD – RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ

Dù OCD được sử dụng rộng khắp trên truyền thông nhưng rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn là một trong các tình trạng bệnh tinh thần bị hiểu lầm nhiều nhất. Nhiều người cho rằng rối loạn này có đặc điểm là yêu thích sự sắp xếp, dọn dẹp hoặc các nét tính cách mọi người chấp nhận cùng chung sống, nhưng tất cả đều không chính xác. Bài viết này NERMAN sẽ trình bày 6 khía cạnh quan trọng về OCD bạn nên biết.

OCD là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đây là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau.

Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.

Image 81

6 KHÍA CẠNH QUAN TRỌNG VỀ OCD BẠN NÊN BIẾT 

1. YÊU THÍCH SẮP XẾP KHÔNG PHẢI TRIỆU CHỨNG CỦA OCD

OCD là rối loạn tương hợp bản ngã. Sự ám ảnh (những suy nghĩ, hình ảnh, cảm giác và thôi thúc xâm lấn liên tục lặp lại) bị coi là những trải nghiệm khó chịu và không mong muốn. Người mắc OCD không thích thực hiện những hành vi cưỡng chế (hành vi thể chất hoặc tinh thần người đó làm nhằm phản ứng với nỗi ám ảnh) nhưng có cảm giác mình buộc phải làm để giảm bớt lo âu, ngăn chặn chuyện xấu xảy ra, tìm kiếm sự chắc chắc về những nỗi ám ảnh…

Một người mắc OCD có thể gặp những ám ảnh “vừa đúng” hoặc về sự đối xứng – khi họ có khao khát được sắp xếp mọi thứ theo trật tự để đem đến cảm giác “đúng” hoặc “hoàn hảo” trong lòng mình. Điều này trông có vẻ người đó “cần” xếp quyển sách “đúng” vị trí – thường buộc họ phải dịch chuyển nó liên tục đến khi đạt được cảm giác “đúng” trong nội tâm mình.

Image 82

Hành vi này có thể gây lo âu, tốn thời gian và đau khổ với người bệnh. Đứng trước gương và liên tục kéo đi kéo lại đôi tất cho đến khi nó đối xứng, hoặc di chuyển nhiều lần các đồ vật trên bàn khiến người mắc OCD thấy rất khổ sở. 

2. OCD KHÔNG PHẢI MỘT TÍNH TỪ

OCD không phải tính từ để miêu tả sự ngăn nắp hoặc sạch sẽ, nó là danh từ để chỉ tình trạng rối loạn một người mắc phải. Khi chẩn đoán mắc rối loạn này, người mắc OCD phải trải qua sự ám ảnh và/ hoặc sự cưỡng chế ít nhất một tiếng mỗi ngày và gặp trở ngại trong các hoạt động bình thường vì ảnh hưởng của những triệu chứng OCD.

Những người mắc OCD không chỉ trải qua một suy nghĩ xâm lấn lướt qua mà là rất nhiều suy nghĩ, hình ảnh và khao khát xâm lấn liên tục xuất hiện, bám lấy não bộ của họ. Họ cũng có khát vọng mạnh mẽ thực hiện các hành vi cưỡng chế khi phải đối diện những ám ảnh – điều người bình thường không trải qua.

Nói rằng ai cũng trải qua OCD nghĩa là đang hạ thấp mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này. 

Image 83

3. OCD KHÔNG CHỈ BẬN TÂM VỀ SỰ Ô UẾ HOẶC CƯỠNG CHẾ RỬA TAY

Những người mắc OCD có thể trải qua các ám ảnh chủ yếu liên quan đến nỗi sợ về sự ô uế, nhưng nhiều người bệnh khác thì không. Ám ảnh trong OCD có thể về mọi thứ (theo nghĩa đen, mọi thứ đều có thể trở thành ám ảnh) và thường liên quan đến những nội dung cấm kỵ.

Image 87

Dưới đây là một số ví dụ (không phải tất cả):

• Những suy nghĩ xâm lấn không mong muốn về tình dục với trẻ em (Nếu mình là kẻ ấu dâm thì sao?)

• Những suy nghĩ bạo lực không mong muốn về việc tổn thương người khác (những hình ảnh xâm lấn về đâm ai đó)

• Những suy nghĩ xâm lấn không mong muốn về việc làm tổn thương một đứa bé mới sinh (Nếu mình ném con mình xuống cầu thang thì sao?)

Image 84

Một số ám ảnh về các chủ đề ít cấm kỵ hơn (không phải tất cả):

• Sự chú ý quá mức tới những phản ứng tự động của cơ thể như nháy mắt hoặc hít thở

• Những suy nghĩ xâm lấn không mong muốn về một mối quan hệ tình cảm (Nếu mình thực sự không yêu anh/ cô ấy thì sao?)

4. SỰ CƯỠNG CHẾ VỀ TINH THẦN CÓ TỒN TẠI

Cũng tương tự cách người ta thực hiện các hành vi thể chất để phản ứng với nỗi ám ảnh, những người mắc OCD cũng thực hiện các hành vi cưỡng chế về tinh thần nữa.

Ví dụ về cưỡng chế tinh thần gồm:

• Dằn vặt bản thân bằng cách phân tích hoặc giải quyết những ám ảnh

• Tái đánh giá các trải nghiệm quá khứ trong tâm trí

• Cố ý dùng suy nghĩ của mình để thử phản ứng của người khác.

Image 85

5. ERP LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ OCD HÀNG ĐẦU

Phơi nhiễm và Ngăn ngừa Hưởng ứng (ERP), một liệu pháp hành vi thuộc Liệu pháp Nhận thức – Hành vi là phương pháp điều trị OCD hàng đầu. Phương pháp này khiến người bệnh phải trực tiếp đối mặt với nỗi sợ của mình thông qua phơi nhiễm và từ đó loại bỏ các hành vi cưỡng chế.

Trị liệu nên tập trung vào hành vi vì phản ứng của người bệnh với ám ảnh – cưỡng chế là mấu chốt của vấn đề. Chúng ta không thể kiểm soát những gì nảy ra trong tâm trí (những ám ảnh) nhưng có thể kiểm soát cách mình phản ứng với chúng (sự cưỡng chế).

Sự cưỡng chế củng cố ám ảnh là vấn đề rất nguy hiểm khi chúng là những báo động sai không quan trọng. Chúng cũng củng cố quan niệm sai lầm rằng cách duy nhất để kiểm soát ám ảnh là thực hiện các hành vi cưỡng chế. Do vậy, người mắc OCD cứ mắc kẹt trong chu kỳ đau khổ này.

Image 86

6. CHU KỲ ÁM ẢNH – CƯỠNG CHẾ

1. Ám ảnh: Người bệnh trải qua nỗi ám ảnh (suy nghĩ, các hình ảnh trong tinh thần, nỗi thôi thúc…).

2. Lo âu: Người bệnh trải qua sự lo âu, không thoải mái, thấy kinh tởm và/ hoặc cảm giác tội lỗi.

3. Cưỡng chế: Để giảm bớt lo âu, họ nỗ lực tìm kiếm sự chắc chắn hoặc ngăn chặn điều tồi tệ có thể xảy ra bằng cách thực hiện những hành vi cưỡng chế thể chất hoặc tinh thần.

4. Sự giải thoát tạm thời: Thực hiện những hành vi cưỡng chế có thể mang đến sự giải thoát và củng cố niềm tin về tính hữu ích của sự cưỡng chế và tầm quan trọng của những ám ảnh.

NERMAN là thương hiệu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp dành riêng cho nam giới được xây dựng dựa trên những phản hồi tích cực của khách hàng và những kiến thức chăm sóc da khoa học, đồng thời Nerman cũng chia sẻ những kiến thức hữu ích về lối sống, phong cách thời trang và tình yêu, cùng các vấn đề 18+... Những điều đó đã giúp duy trì những giá trị cốt lõi trong sản phẩm cũng như sự phát triển của chúng tôi.

Hotline: 1900 4628

Tin tức liên quan

5 DẤU HIỆU BẠO HÀNH CẢM XÚC TRONG TÌNH YÊU

Ở giai đoạn đầu của tình yêu, kẻ bạo hành cảm xúc thường thể hiện như một người tình lý tưởng. Dần dần, họ mới bộc lộ rõ bản chất. Dưới đây là những hành vi tưởng bình thường nhưng có thể ẩn chứa nguy cơ bạo hành cảm xúc mà bạn cần lưu ý […]

Xem thêm

5 CHIẾC BẪY TÂM LÝ PHỔ BIẾN TRONG CUỘC SỐNG

Để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong tương lai, bạn cần hiểu rõ những yếu tố tâm lý mà chúng ta thường mắc phải. Nắm rõ và làm chủ được những yếu tố này, bạn có thể áp dụng để tạo ra ảnh hưởng tích cực trong công việc lẫn cuộc […]

Xem thêm

CẢI THIỆN SỨC KHỎE TINH THẦN – ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP DÀNH CHO GEN Z?

Bạn có cảm thấy sức khỏe tinh thần mình đang giảm sút không? Bạn không còn cảm thấy vui vẻ hay có động lực như trước đây nữa đúng không? Hãy lắng nghe 4 lời khuyên vô cùng giá trị dưới đây để cải thiện sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất nhé.  1. […]

Xem thêm

BỊ MẤT CẢM GIÁC KHI QUAN HỆ CỦA NAM GIỚI NGUYÊN NHÂN LÀ DO ĐÂU?

Cảm xúc thăng hoa là điều tuyệt vời mà cả nam, nữ giới đều nhận được khi quan hệ tình dục. Thực tế, đây là một chuỗi các giai đoạn cảm xúc bao gồm: phấn khích, hưng phấn, hưng phấn duy trì, hưng phấn dâng cao đến đỉnh và đạt cực khoái. Tuy nhiên không […]

Xem thêm