Giúp não nhanh chóng khởi động lại khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc bế tắc có thể giúp loại bỏ những suy nghĩ tồn đọng trong bộ nhớ làm việc của bạn và để lại cho bạn một không gian làm việc tinh thần gọn gàng hơn. Hãy áp dụng 4 bước F5 tâm trí – làm mới bản thân nhé.
1. Nghỉ ngơi nếu anh em đang cảm thấy quá tải.
Đừng cố thúc ép bản thân làm việc quá sức, cơ thể và tinh thần của chúng ta đều cần có thời gian để hồi phục lại năng lượng sau quãng thời gian dài làm việc. Hãy tạm gác lại những lo âu và cho bản thân được thả lỏng.
Nhiều khi, sau một giấc ngủ ngon và thức giấc trong cảm giác sảng khoái, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra được những giải pháp cho vấn đề mà mình đang mắc kẹt.
2. Làm mới không gian sống.
Một căn phòng sạch sẽ, thơm tho có đầy đủ ánh sáng, không khí và cây xanh sẽ tiếp thêm cho anh em nguồn năng lượng tốt để làm việc. Nếu có cơ hội, thì làm mới là một cách tuyệt vời để “đổi gió” cho ngôi nhà của mình thêm phần tươi mới, ấm áp và sáng tạo.. Hãy dọn dẹp và thử thay đổi cách bố trí nơi ở, bàn làm việc của anh em, nó sẽ đem lại cho anh em nhiều nguồn cảm hứng mới đấy.
Dưới đây là một vài gợi ý cho anh em:
_ Thay đổi vị trí giường ngủ để làm căn phòng có cảm giác rộng hơn.
_ Dùng thêm màu đèn vàng kết hợp với đèn trắng để làm hài hòa ánh sáng.
_ Trồng 1-2 chậu cây nhỏ ở bàn làm việc.
_ Sử dụng nến thơm, xông tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái.
3. Học cách cân bằng cảm xúc.
Hãy tập thiền định mỗi ngày, đây là một cách rất hiệu quả để duy trì trạng thái cân bằng mà anh em còn có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, những lúc căng thẳng anh em còn có thể giải tỏa bằng cách chơi thể thao, tìm một người thân để trò chuyện.
Đừng dồn nén những cảm xúc tiêu cực và “cố tỏ ra là mình ổn”. Những cảm xúc này đều cần được nhận diện rõ ràng và giải tỏa đúng cách. Chúng ta không thể chắc chắn rằng nó sẽ không quay lại, nhưng hãy đảm bảo anh em biết cách để đối diện và vượt qua nó trong những lần tiếp theo.
4.Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng góc nhìn lạc quan.
Suy nghĩ sẽ hình thành nên lời nói, hành động và từ đó xây dựng thói quen và tính cách của anh em. Những lời tự trách hay mặc cảm với những lỗi sai của bản thân trước đây sẽ khiến anh em mãi mắc kẹt trong “bản ngã” đó chỉ cho đến khi anh em thay đổi được cách suy nghĩ của mình.
Thay vào đó, anh em hãy hình dung thật chi tiết về hình tượng mà anh em muốn trở thành trong tương lai: lúc đó, anh em sẽ có những thành tựu gì? Thái độ sống, cách hành xử của anh em sẽ như thế nào?… Bằng cách này, anh em sẽ tự học được cách gỡ bỏ những định kiến của bản thân và từng bước, từng bước thay đổi mình.